PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

16:23 10/05/2024

Giám sát, phản biện xã hội là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ thể chế chính trị, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng , nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra
Vai trò giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ, đặc biệt đã được cụ thể hóa theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12-12-2013. Nghị quyết Đại hội XII, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, ghi nhận tầm quan trọng của hoạt động giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các và các tổ chức chính trị - xã hội. Để củng cố nâng cao hơn nữa vai trò giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đây là những quan điểm chỉ đạo rất quan trọng của Đảng ta, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng để xác lập cơ sở chính trị về tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Đồng chí Nguyễn Văn Hảo, UVBTV Thị ủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thị xã Kỳ Anh chủ trì tại hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật đất đại (sửa đổi)

Nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động giám sát phản biện xã hội. Từ năm 2021 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của thị xã đã chủ động lựa chọn nội dung và hình thức giám sát, tổ chức được 70 cuộc giám sát, các nội dung giám sát tập trung chủ yếu vào các vấn đề Nhân dân quan tâm như: việc thực hiện chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, GPMB; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; công tác bầu cử đại biểu Quốc và đại biểu HĐND các cấp, chế độ chính sách cho người nghèo; Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ; chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu theo Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/2/2018 của Ban Bí thư…, Ngoài ra hằng năm Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ thị xã phối hợp với Thường trực HĐND, các Ban HĐND giám sát từ 5 đến 6 cuộc với các nội dung về lĩnh vực đất đai, giáo dục, cải cách hành chính và kết quả xử lý, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp của HĐND thị xã, các chính sách do HĐND thị xã ban hành...; Công tác giám sát của của Ban Thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng luôn được duy trì và ngày càng có hiệu quả, hàng năm tổ chức giám sát được từ 30 đến 40 cuộc.

MTTQ phối hợp với Thường trực HĐND thị xã giám sát việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự giai đoạn 2020 - 2022

Hoạt động giám sát được thực hiện bảo đảm quy trình, quy định, từ việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, báo cáo với cấp ủy phê duyệt và thống nhất với chính quyền, các cơ quan nhà nước có liên quan. Qua giám sát, đã có những kiến nghị xác đáng, kịp thời đề xuất điều chỉnh những quy định đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn đời sống xã hội; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

Song song với hoạt động giám sát Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã chủ động lựa chọn nội dung, vấn đề phản biện xã hội mà Nhân dân quan tâm để tiến hành góp ý và phản biện như: Các dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các dự án Luật, Nghị quyết của HĐND các cấp…. liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Hình thức đóng góp ý kiến góp ý, phản biện xã hội được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như tổ chức hội nghị, tọa đàm, tham gia ý kiến tại các cuộc họp, góp ý trực tiếp bằng văn bản và nhiều hình thức khác nhằm tạo điều kiện cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia.

Uỷ ban MTTQ thị xã chủ trì giám sát về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại xã Kỳ Hà

Bên cạnh những cái đạt được vẫn còn những hạn chế đó là: Công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhìn chung vẫn chưa thật sự bài bản, đồng bộ. Vẫn còn lúng túng trong việc xác định đối tượng, nội dung và phương thức thực hiện. Việc giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội chủ yếu đang cử đại diện tham gia với các đoàn giám sát do HĐND tổ chức, chưa tổ chức được nhiều các hoạt động giám sát độc lập; việc theo dõi thực hiện sau giám sát và phản biện nhiều nơi làm chưa tốt; nhiều đề xuất, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình giám sát, phản biện xã hôi có lúc chưa được quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng, nhất là ở cơ sở.

Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội; phát huy vai trò chủ động của chủ thể giám sát, phản biện; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy; tạo điều kiện, phối hợp của chính quyền; sự đồng thuận của Nhân dân. Để công tác giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới thực hiện tốt hơn, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư; Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 04/KH-MTTQ-BTT ngày 13/02/2023 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Kế hoạch số 101-KH/ThU ngày 17/02/2023; Nghị quyết 09-NQ/ThU, ngày 01/3/2022 của Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh.

Thứ hai: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng các cuộc giám sát, phản biện xã hội, theo hướng: Chủ động, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng; có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, có ảnh hưởng rộng, ưu tiên những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc. Tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và Nhân dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Thứ ba : Làm tốt công tác tiếp xúc đối thoại của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với Nhân dân theo quy định tại Quyết định 657-NQ/TU, ngày 04/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “ b an hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với N hân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ”; Quyết định số 514-QĐ/ThU, ngày 16/5/2019 ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh nhằm lắng nghe, góp ý của Nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của địa phương.

Thứ tư: Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy chế phối hợp công tác giữa Mặt trận Tổ quốc với HĐND, UBND và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là trong lĩnh vực giám sát phản biện xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền cần tạo mọi điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức giám sát và phản biện xã hội đạt hiệu quả hơn.

Thứ năm : Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng cách làm hay, kinh nghiệm tốt trong công tác giám sát, phản biện xã hội; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân xứng đáng, thiết thực, đúng quy định.

Thứ sáu: Cần có cơ chế động viên, khuyến khích đoàn viên, hội viên, các tổ chức thành viên của MTTQ, các Ủy viên Ủy ban MTTQ, người có kinh nghiệm thực tiễn... tham gia giám sát, phản biện xã hội. Phát huy tốt vai trò của Ban tư vấn, Ban thanh tra Nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong hoạt động giám sát phản biên xã hội. Tạo môi trường thuận lợi để phát huy tốt hơn vai trò của Nhân dân trong giám sát, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Thứ bảy: Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, bản lĩnh, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; quan tâm tổ chức tập huấn nghiệp vụ giám sát, phản biện xã hội cho đội ngũ làm công tác Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ thị xã đến cơ sở.

Nguyễn Văn Hảo – Uỷ viên BTV Thị uỷ, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ thị xã



Ý kiến bạn đọc