Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ngày 03/4/2015, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Thông tri số 17/TT-MTTW-BTT hướng dẫn một số Điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bản tin Mặt trận giới thiệu một số nội dung của Thông tri này.
Trong Điều lệ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình Mặt trận Tổ quốc Việt Nam : "Chương trình Đại đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước" do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề ra.
2. Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: là Chương trình do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đề ra cho một nhiệm kỳ.
3. Chương trình phối hợp và thống nhất hành động: là Chương trình do hội nghị thường kỳ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp đề ra cho một năm, theo quy định của Điều lệ.
4. Tổ chức chính trị: Là Đảng cộng sản Việt Nam.
5. Tổ chức chính trị-xã hội: Là các tổ chức: Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
6. Tổ chức xã hội: Là các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập theo quy định của pháp luật.
7. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài : là “Công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” (theo Điều 3, Luật Quốc tịch Việt Nam- Luật số 24/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008).
2. Về Điều 2. Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức
a) Về Điểm d, Khoản 1: “ Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức mình ”
+ Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tổng hợp, phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước.
+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của hội viên, đoàn viên và công dân, các tổ chức thành viên có trách nhiệm phản ánh, kiến nghị đến cơ quan nhà nước có liên quan xem xét giải quyết và phản ánh kịp thời với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
+ Theo quy định của pháp luật, các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham gia hoạt động tố tụng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân.
+ Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới để phản ánh, kiến nghị với các cơ quan của Đảng, Nhà nước cùng cấp và giám sát việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Về Điểm b, Khoản 2 , quy định về việc “ tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp ”, được tiến hành như sau:
+ Các tổ chức thành viên có trách nhiệm thường xuyên tập hợp và phản ánh ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân và kết quả hoạt động, thực hiện chương trình phối hợp và thống hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đến các cơ quan có thẩm quyền.
+ Định kỳ ba tháng một lần và trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thì các tổ chức thành viên tổng hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân gửi tới Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
+ Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia giám sát việc trả lời và giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
4. Về Điều 4 : Quan hệ giữa các thành viên
Để thực hiện tốt các nguyên tắc “hợp tác bình đẳng, đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động, giữ tính độc lập về tổ chức của mỗi tổ chức thành viên ” trong quan hệ giữa các thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cần thực hiện một số phương thức sau đây:
- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp chịu trách nhiệm chủ trì việc phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên cùng cấp để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình.
- Khi thành viên nào có sáng kiến hoặc đề xuất về một hoạt động nào đó liên quan đến việc thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, thì Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó tổ chức hiệp thương để thống nhất với các tổ chức thành viên liên quan phối hợp thực hiện.
- Khi hai hoặc nhiều tổ chức thành viên cùng cấp cần phối hợp để thực hiện một nội dung hoặc chương trình công tác liên quan đến hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó thì có thể ký kết quy chế, chương trình, nội dung phối hợp công tác và đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó chứng kiến và giám sát việc thực hiện.
III. Về Chương II: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
1. Về Điều 8: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
b) Về Khoản 3 , về các trường hợp “Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên…” : Ngoài những trường hợp quy định tại Khoản 3 của Điều này đối với cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, khi những thành viên cá nhân chuyển khỏi địa bàn cư trú tương đương với cấp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang tham gia thời gian từ 12 tháng trở lên thì đương nhiên không còn là Ủy viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của cấp đó nữa (Đối với các Thành viên của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư áp dụng như Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã).
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thông báo những người đương nhiên không còn là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp cho các tổ chức, cá nhân liên quan được biết và báo cáo với Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tại kỳ họp gần nhất. Đối với cấp Trung ương, Ban Thường trực báo cáo Đoàn Chủ tịch và hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại kỳ họp gần nhất.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp ban hành văn bản thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện.
c) Về Khoản 4
, quy định “
Trong nhiệm kỳ đại hội, khi cần tăng thêm
Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…
”: Trong nhiệm kỳ của đại hội, khi cần tăng thêm Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp có quyền cử bổ sung một số Ủy viên Ủy ban nhưng không vượt quá 10% tổng số Ủy viên đã được đại hội cử ra. Trong trường hợp đặc biệt vượt quá 10% thì phải báo cáo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
d) Về Khoản 6
, quy định “
Trong nhiệm kỳ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam nếu có sự thay đổi về đơn vị hành chính…”:
Trong nhiệm kỳ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các địa phương, nếu có sự thay đổi về đơn vị hành chính thì việc thành lập, chia tách, sáp nhập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực ở cấp hành chính đó được thực hiện như sau:
- Về việc thành lập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và công nhận danh sách Ủy viên Ủy ban, Ban Thường trực: Ban Thường trực cấp trên trực tiếp hiệp y thống nhất với cấp ủy Đảng ở cấp thành lập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để quyết định thành lập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công nhận danh sách
Ủy viên Ủy ban và Ban Thường trực của cấp dưới trực tiếp (lâm thời), đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để quy định thời hạn tổ chức đại hội nhưng không quá 03 tháng kể từ khi Ủy ban lâm thời được thành lập. Trong trường hợp 02 cấp liền nhau đều có sự thay đổi về địa giới hành chính thì Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp của cấp cao hơn chỉ ra quyết định thành lập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công nhận Ban Thường trực của cấp dưới trực tiếp. Trong trường hợp đặc biệt thì xin ý kiến của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xem xét quyết định.
- Về nhân sự: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới bao gồm các Ủy viên Ủy ban và Ban Thường trực đương nhiệm của đơn vị hành chính cũ được tách ra hoặc sáp nhập vào; chỉ định 01 người trong Ban Thường trực cũ (Trường hợp không có nhân sự Ban Thường trực thì chỉ định 01 vị Ủy viên Ủy ban) làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (lâm thời) thay mặt Ủy ban triệu tập đại hội.
Khi được sáp nhập, chia tách thì tổ chức nào đã là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở đơn vị hành chính cũ sẽ đương nhiên là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở đơn vị hành chính mới.
2. Về Điều 9: Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam
Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tại Điều 14, Điều 23 và Điều 24 của Điều lệ này được thực hiện theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ và theo quy định của Đảng về quản lý cán bộ, nếu không nhất trí được thì bầu bằng phiếu kín; người trúng cử phải được trên ½ (một phần hai) số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bầu tín nhiệm và được tiến hành như sau:
b) Các bước tiến hành cử các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (cấp tỉnh, huyện, xã ) ở địa phương:
- Triệu tập viên Hội nghị Ủy ban lần thứ nhất: Đoàn Chủ tịch đại hội cử 01 vị trong Ban Thường trực khóa cũ được tái cử (hoặc 01 vị Ủy viên Ủy ban khóa cũ trong trường hợp không có nhân sự nào trong Ban Thường trực khóa cũ được tái cử) làm triệu tập viên;
- Triệu tập viên Hội nghị giới thiệu Chủ tọa Hội nghị để Hội nghị biểu quyết thông qua; số lượng và thành phần chủ tọa hội nghị do hội nghị quyết định;
- Chủ tọa Hội nghị giới thiệu thư ký hội nghị để hội nghị biểu quyết thông qua;
- Hiệp thương cử Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong số Ủy viên Ủy ban;
- Hiệp thương cử các Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong số Ủy viên Ủy ban;
- Hiệp thương cử các Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp (nếu có) trong số Ủy viên Ủy ban;
- Hiệp thương cử các Ủy viên Thường trực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong số Ủy viên Ủy ban;
- Công bố các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa mới.
Trước khi hiệp thương cử các chức danh lãnh đạo theo quy định của Điều 14, 23, 24 của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tọa hội nghị xin ý kiến hội nghị về hình thức biểu quyết giơ tay hay bằng phiếu kín. Nếu có trên ½ (một phần hai ) số đại biểu có mặt đồng ý hình thức biểu quyết nào thì hội nghị tiến hành theo hình thức đó.
3. Về Điều 12: Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, Cộng tác viên
a ) Tổ chức tư vấn ở cấp Trung ương, cấp tỉnh gọi là Hội đồng tư vấn, ở cấp huyện, cấp xã gọi là Ban tư vấn. Phạm vi tư vấn về lĩnh vực nào thì có tên gọi về lĩnh vực ấy. Ví dụ: (Hội đồng (Ban) tư vấn về Dân chủ và Pháp luật, Kinh tế, Văn hoá - xã hội...).
b ) Hội đồng tư vấn cấp Trung ương, cấp tỉnh có Chủ nhiệm, một số Phó Chủ nhiệm và các ủy viên. Hội đồng tư vấn ở cấp Trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định thành lập, ở cấp tỉnh do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định thành lập. Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phân công Ban chuyên môn giúp việc thường xuyên cho từng Hội đồng và cử 01 cán bộ tham gia là Ủy viên Thường trực kiêm thư ký Hội đồng.
c ) Ban tư vấn cấp huyện, cấp xã có Trưởng ban, một số Phó Trưởng ban. Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã quyết định việc thành lập Ban tư vấn của cấp mình.
Tùy theo công việc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp mời cộng tác viên để giúp đỡ công việc của Ủy ban trong thời hạn nhất định.
d ) Nhiệm kỳ của tổ chức tư vấn các cấp theo nhiệm kỳ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp (5 năm) và tự giải thể sau Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
e ) Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn, cộng tác viên được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức tư vấn do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng cấp ban hành.
V. Về Chương IV: CƠ QUAN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Về Điều 23, Điều 24: Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Về Khoản 2 Điều 23 và Điều 24 “Hiệp thương dân chủ, cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp” , trình tự, thủ tục cử bổ sung, thay thế như sau:
a) Trình tự, thủ tục cử bổ sung các chức danh trong Ban Thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
:
- Căn cứ tình hình cụ thể và sự cần thiết bổ sung các chức danh trong Ban Thường trực của cấp mình, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó chuẩn bị các phương án nhân sự để báo cáo với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
- Hồ sơ báo cáo gồm: Văn bản đề nghị của Ban Thường trực; Sơ yếu lý lịch (theo mẫu quy định 2c của Ban Tổ chức Trung ương Đảng); văn bản giới thiệu của cấp ủy cùng cấp theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Sau khi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp thống nhất mới đưa ra hội nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình hiệp thương dân chủ cử vào các chức danh dự kiến.
- Tổ chức hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
+ Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp triệu tập hội nghị báo cáo về việc bổ sung nhân sự Ban Thường trực;
+ Hội nghị trao đổi để thỏa thuận và biểu quyết từng người theo từng chức danh được bổ sung.
- Hồ sơ, thủ tục công nhận các chức danh trong Ban Thường trực:
+ Hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị công nhận các chức danh của Ban Thường trực; Biên bản hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2c của Ban Tổ chức Trung ương).
+ Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp xem xét ra quyết định công nhận. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đề nghị công nhận có trách nhiệm thông báo quyết định công nhận với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình tại hội nghị gần nhất.
b) Thủ tục cử bổ sung, thay thế Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
- Việc cử bổ sung:
Căn cứ tình hình cụ thể và sự cần thiết bổ sung Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình về dự kiến nhân sự bổ sung Ủy viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và danh sách trích ngang để hội nghị quyết định.
- Thủ tục thay thế:
+ Đối với tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp:
Trong nhiệm kỳ nếu người đứng đầu hoặc người đại diện của tổ chức thành viên tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp có sự thay đổi, thì Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp gửi công văn đến tổ chức đó đề nghị gửi văn bản (kèm theo lý lịch nhân sự mới) giới thiệu người đại diện, thay thế tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
+ Đối với đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp:
Trong nhiệm kỳ nếu Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên có sự thay đổi, thì khi làm thủ tục đề nghị công nhận chức danh Chủ tịch mới đồng thời phải đề nghị thay thế Chủ tịch cũ để tham gia Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
+ Sau khi nhận được văn bản đề nghị thay thế nhân sự của tổ chức thành viên hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trình hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xem xét, quyết định.
2. Về Điều 25: Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện
a) Về Điểm đ, Khoản 3 , về việc “Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp” gồm những nội dung sau:
- Ban hành văn bản hướng dẫn công tác Mặt trận và tổ chức các hoạt động kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện các văn bản đó.
- Kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá công tác Mặt trận sáu tháng, một năm đối với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp.
- Tổ chức duyệt công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp (về chương trình, nội dung và nhân sự).
b ) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện xem xét, công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay đổi chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp được tiến hành theo các quy định tại Mục a, Phần 1, Chương V (về Điều 23, Điều 24) của Thông tri hướng dẫn này.
3. Về Điều 27: Ban Công tác Mặt trận
Nhiệm kỳ Ban công tác Mặt trận ở mỗi địa phương được tính cùng với nhiệm kỳ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ở địa phương đó. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã công nhận các chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên theo quy định của Điều lệ.
Trình tự, thủ tục cử bổ sung, thay thế các thành viên Ban công tác Mặt trận như sau:
- Ban công tác Mặt trận họp, thống nhất ý kiến và báo cáo với chi ủy về chủ trương kiện toàn đồng thời làm việc với người đứng đầu các tổ chức thành viên, những cá nhân tiêu biểu có sự thay đổi để giới thiệu người tham gia Ban công tác Mặt trận.
- Trưởng ban công tác Mặt trận làm tờ trình kèm theo danh sách người được giới thiệu tham gia Ban công tác Mặt trận đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xem xét quyết định.
- Căn cứ vào Nghị quyết của Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ban hành quyết định công nhận thành viên của Ban công tác Mặt trận.
- Ban công tác Mặt trận thông báo việc thay đổi, bổ sung thành viên tại cuộc họp gần nhất.