Vang mãi bài ca kết đoàn...
Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
MẠCH NGUỒN VĂN HÓA QUÝ BÁU CỦA DÂN TỘC
Thuở nhỏ, trong những lần xa xẩn quanh những cuộc chuyện trò của bà tôi với những người già trong xóm, tôi thường nghe các ông bà ví von: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Ấy là khi các ông bà đàm đạo một vấn đề gì đó cần nhiều người chung sức. Lúc bấy giờ, tôi nào đã biết thế nào là đoàn kết. Bà cũng hầu như chưa bao giờ nhắc đến từ đoàn kết, bà chỉ dạy chúng tôi phải biết yêu thương nhau để tạo nên sức mạnh của gia đình. Sau này, trong hành trình khôn lớn được học hành, nghĩ lại bao lời bà dạy, tôi mới thấy bà tôi là một người nông dân đầy tư tưởng về đoàn kết.
Có lẽ trên suốt dặm dài đất nước, từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ dân tộc Kinh đến các dân tộc thiểu số, ai ai cũng có những người ông, người bà như thế, để bao lớp người lớn lên đều tự hình thành trong mình văn hóa đoàn kết. Từ đó, xây dựng nên văn hóa của cả đất nước, tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc. Và chính điều đó đã đưa dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn, lầm than trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
Tưởng nhớ các Vua Hùng là biểu hiện của lòng biết ơn giống nòi và là nguồn cội truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Tôi càng thấm thía điều đó hơn khi tìm hiểu sâu về sự hình thành các giá trị văn hóa dân tộc, nhất là giá trị văn hóa đoàn kết. Từ buổi bình minh của lịch sử, các di chỉ khảo cổ học hay các câu chuyện truyền thuyết đều cho thấy người Việt cổ đã bắt đầu hình thành ý thức cố kết cộng đồng, từ đó dần hình thành những giá trị văn hóa. Từ chuyện một mình Lạc Long Quân chiến đấu diệt trừ cái ác đến việc ông chia 50 con xuống biển, 50 con lên rừng, bắt đầu thời đại các vua Hùng đã cho thấy văn hóa đoàn kết đã dần hình thành và sức mạnh của đoàn kết đã phát huy tác dụng trong quá trình dựng nước Văn Lang.
Kế đó, những cứ liệu lịch sử - văn hóa thời kỳ An Dương Vương dựng nước Âu Lạc cũng cho thấy văn hóa cố kết cộng đồng đã trở thành mạch nguồn, thành sức mạnh trong xây dựng đất nước. Nếu không có tính cố kết cộng đồng, làm sao người Việt cổ có thể chinh phục thiên nhiên để dựng làng, lập ấp, xây dựng kinh đô, thành lũy của đất nước. Nếu không có văn hóa đoàn kết, hẳn là cư dân thời kỳ ấy không thể đồng tâm hiệp lực để chế tạo vũ khí để cùng chiến đấu bảo vệ đất nước.
Những giá trị văn hóa buổi sơ khai đó chính là nền tảng vững chắc, là mạch nguồn xuyên suốt làm nên sức mạnh của dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước trong các triều đại phong kiến về sau. Đặc biệt, đến thời đại Hồ Chí Minh, văn hóa đoàn kết đã được xây dựng thành hệ thống tư tưởng. Đảng ta luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Tưởng nhớ các Vua Hùng là biểu hiện của lòng biết ơn giống nòi và là nguồn cội truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Tôi càng thấm thía điều đó hơn khi tìm hiểu sâu về sự hình thành các giá trị văn hóa dân tộc, nhất là giá trị văn hóa đoàn kết. Từ buổi bình minh của lịch sử, các di chỉ khảo cổ học hay các câu chuyện truyền thuyết đều cho thấy người Việt cổ đã bắt đầu hình thành ý thức cố kết cộng đồng, từ đó dần hình thành những giá trị văn hóa. Từ chuyện một mình Lạc Long Quân chiến đấu diệt trừ cái ác đến việc ông chia 50 con xuống biển, 50 con lên rừng, bắt đầu thời đại các vua Hùng đã cho thấy văn hóa đoàn kết đã dần hình thành và sức mạnh của đoàn kết đã phát huy tác dụng trong quá trình dựng nước Văn Lang.
Kế đó, những cứ liệu lịch sử - văn hóa thời kỳ An Dương Vương dựng nước Âu Lạc cũng cho thấy văn hóa cố kết cộng đồng đã trở thành mạch nguồn, thành sức mạnh trong xây dựng đất nước. Nếu không có tính cố kết cộng đồng, làm sao người Việt cổ có thể chinh phục thiên nhiên để dựng làng, lập ấp, xây dựng kinh đô, thành lũy của đất nước. Nếu không có văn hóa đoàn kết, hẳn là cư dân thời kỳ ấy không thể đồng tâm hiệp lực để chế tạo vũ khí để cùng chiến đấu bảo vệ đất nước.
Những giá trị văn hóa buổi sơ khai đó chính là nền tảng vững chắc, là mạch nguồn xuyên suốt làm nên sức mạnh của dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước trong các triều đại phong kiến về sau. Đặc biệt, đến thời đại Hồ Chí Minh, văn hóa đoàn kết đã được xây dựng thành hệ thống tư tưởng. Đảng ta luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. (Ảnh tư liệu)
Đoàn kết luôn được coi là một trong những nguyên tắc sống còn được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng, thực hành ở 3 nội dung cơ bản: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn khối đoàn kết trong Đảng và xây dựng đoàn kết quốc tế. Nhờ đó, cả dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng dậy khởi nghĩa giành chính quyền, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại, đem lại nền độc lập cho dân tộc và quyền tự do cho Nhân dân. Nhờ sức mạnh đoàn kết mà người dân nước ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội dự mít tinh, hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Không chỉ khẳng định giá trị trong quá trình dựng nước, giữ nước, trong các giai đoạn xây dựng, phát triển đất nước sau này, Đảng ta luôn coi phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân là một trong những đường lối chiến lược. Trong công cuộc đổi mới và giai đoạn hiện nay… tinh thần đoàn kết luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định mọi thành công. Chính tinh thần ấy đã hóa giải những khó khăn, giúp Đảng khắc phục sai lầm trong một số giai đoạn và phát huy sức mạnh, tiếp tục soi đường, dẫn lối, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Những thành tựu của đất nước hiện nay là tấm gương phản chiếu sức mạnh của giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa đoàn kết. Và câu đúc kết của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” cũng chính là kết quả từ sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân.
SỨC MẠNH ĐỂ VƯƠN XA
Trong tiến trình lịch sử địa phương, văn hóa Hà Tĩnh cũng được hun đúc, tưới tắm bởi những mạch nguồn giá trị của văn hóa dân tộc. Chẳng những thế mà từ thuở hồng hoang, khi người dân tứ xứ phiêu bạt về vùng đất phên dậu này đã không từ nan mà bỏ đi, trái lại, họ lựa chọn chung sống hòa bình với người bản xứ, cùng nhau chống chọi, chinh phục thiên nhiên, cùng nhau khai hoang, vỡ đất, lập ấp, lập làng. Họ đã biết dựa vào nhau để chiến đấu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đã bao phen đồng tâm hiệp lực chiến đấu giặc giã… từng bước kiến tạo nên những nét văn hóa đặc sắc của đất và người Hà Tĩnh. Trong đó, tính cố kết cộng đồng, ý thức, trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân… đã làm nên một Hà Tĩnh kiên cường, một Hà Tĩnh đầy khát vọng, luôn hướng về phía trước.
Càng khó khăn, thử thách, sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam càng được khẳng định và nhân lên. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải
Có thể thấy rất rõ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong những cuộc khởi nghĩa trước và trong Cách mạng tháng Tám, trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trường kỳ của dân tộc. Điều đó đã làm nên truyền thống đấu tranh cách mạng quật cường, kiên gan, bền chí, làm nên một Hà Tĩnh đầy bản sắc trên bản đồ đất nước. Tôi đã lớn lên, đi đến mọi miền đất nước trong niềm tự hào ấy. Không tự hào sao được khi các thế hệ ông cha đã làm nên một Xô viết Nghệ Tĩnh quật cường mà khí thế của cuộc khởi nghĩa ấy còn thấm quyện vào tinh thần các cuộc cách mạng về sau. Không tự hào sao được khi trong buổi đầu cách mạng, Hà Tĩnh đã đóng góp cho Đảng 2 Tổng Bí thư và nhiều nhà cách mạng kiệt xuất. Không tự hào sao được khi trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, quân và dân Hà Tĩnh đã đoàn kết, cùng nhau đánh bại các cuộc tập kích, xâm nhập phá hoại của kẻ thù. Trong vai trò là hậu phương, quân và dân Hà Tĩnh đã xây dựng được các an toàn khu ở phía Tây của tỉnh, tạo điều kiện cho các xưởng sản xuất vũ khí, chế biến hóa chất, dược liệu, xưởng in bạc của Liên khu IV và cả Trung Bộ hoạt động, đáp ứng yêu cầu của chiến trường. Trong thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam kháng chiến chống Pháp, Hà Tĩnh có 43.780 thanh niên gia nhập quân đội, 32.600 người đi dân công hoả tuyến… Con em Hà Tĩnh luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đoàn kết, kiên cường, dũng cảm chiến đấu với quân thù, mà tiêu biểu là anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót - lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 7/1954.
Quân dân Hà Tĩnh cùng cả nước tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu
Và, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, tinh thần đoàn kết, khối đại đoàn kết toàn dân của Hà Tĩnh lại càng phát huy sức mạnh, góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Hà Tĩnh là “Hậu phương của tiền tuyến miền Nam, tiền tuyến của hậu phương miền Bắc” nên phải đương đầu với những thử thách ác liệt, chịu đựng những tổn thất, hy sinh to lớn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh đã đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, chiến đấu mạnh mẽ. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, quân và dân Hà Tĩnh đã bắn rơi 267 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 34 tàu chiến, tàu biệt kích của địch, đập tan nhiều âm mưu phá hoại của kẻ thù. Nhiều cá nhân, đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT. Nhiều tên đất, tên người đã đi vào lịch dân tộc như những huyền thoại về tinh thần yêu nước, đoàn kết, quả cảm. Đó là Ngã ba Đồng Lộc với 10 nữ Anh hùng thanh niên xung phong. Đó là làng K130 huyền thoại với câu chuyện “xe chưa qua, nhà không tiếc”. Đó là những anh hùng như: La Thị Tám, Nguyễn Tiến Tuẩn, Vương Đình Nhỏ, Nguyễn Tri Ân, Uông Xuân Lý…
Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc.
Trong thời kỳ mới, bài ca kết đoàn được cha ông kiến tạo, được Bác Hồ cất nhịp lại vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Để rồi, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều được dân tin và đồng lòng ủng hộ. Những dự án lớn nhận được sự đồng thuận của Nhân dân; những phong trào thi đua sản xuất; chuyển đổi ruộng đất, cơ giới hóa; xây dựng NTM, xây dựng đời sống văn hóa… đều được người dân thuận tình hưởng ứng. Có được điều đó là bởi Đảng bộ, chính quyền Hà Tĩnh qua các thời kỳ đã luôn kiên định mục tiêu, kiên trì xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đoàn kết trong Đảng. Nhìn lại chặng đường đã qua mới thấy, nếu không xây dựng được khối đại đoàn kết ấy, làm sao Hà Tĩnh có được một Khu kinh tế Vũng Áng tầm cỡ như thế, làm sao có thể hoàn thành đại công trình thủy nông Ngàn Trươi - Cẩm Trang, làm sao có thể đạt được những thành quả đáng tự hào trong phong trào xây dựng NTM…
Làng quê nông thôn mới Hà Tĩnh. Ảnh: Đậu Hà
Và cũng chỉ có sức mạnh của văn hóa đoàn kết mới có thể làm nên một Hà Tĩnh đầy tình nghĩa trong đại dịch COVID-19, trong những cơn thiên tai. Có lẽ, người Hà Tĩnh sẽ không bao giờ quên được những hình ảnh đầy xúc động trong đại dịch với những bữa cơm không đồng, gian hàng không đồng, những vòng tay dang rộng của chính quyền, Nhân dân chào đón đồng bào phương xa trở về…; với những tấn hàng hóa được vận chuyển vào Nam theo những cách đầy nghĩa tình để ủng hộ đồng bào khó khăn trong vùng tâm dịch… Người Hà Tĩnh có lẽ cũng chưa quên cảm giác rưng rưng khi chung sức, chung lòng quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trong cơn bão số 4 vừa qua…
Mỗi ngày, mạch nguồn văn hóa đoàn kết vẫn lặng lẽ chảy giữa đời sống người dân Hà Tĩnh bằng những nghĩa cử giản dị mà ấm áp. Nó hiện diện trong những ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà đại đoàn kết… đang được xây lên mỗi ngày; hiện diện trong những mô hình sinh kế dành tặng người nghèo, những suất học bổng hỗ trợ các em học sinh, sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn; điều đó cũng hiện diện trong những nghĩa cử đầy văn minh của những người hàng xóm, láng giềng với nhau…
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tại Hà Tĩnh.
Nghĩ về mạch nguồn văn hóa đoàn kết của dân tộc, tôi lại nhớ tới bài học vỡ lòng mà cô giáo đã đọc trong buổi học đầu tiên trong lớp học lộng gió của ngôi trường xây bằng tường đất: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”; tôi lại nhớ bài học “Bó đũa”, “Hòn đá nặng”… đã được học trong những năm tháng đầu đời. Chắc hẳn, các thế hệ người dân trên đất nước tôi đều lớn lên bằng những bài học như vậy, để rồi, tinh thần đoàn kết, ý thức đoàn kết cứ tự nhiên mà sinh sôi, nảy nở trong trong mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói, việc làm…
Nguồn: Baohatinh.vn