Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện ở Hà Tĩnh - Bài 1: Những bài học kinh nghiệm

11:31 01/03/2020

Sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, huyện là một chủ trương lớn, được đánh giá như một cuộc cách mạng về cải cách hành chính. Để sắp xếp ĐVHC cấp xã trong thời điểm “nước rút” này, các địa phương cần phải tập trung cả tâm, trí và lực. Với Hà Tĩnh, là tỉnh nhỏ nhưng số ĐVHC cấp xã nhiều thứ hai cả nước (262 xã), sắp xếp lại là điều tất yếu nhưng rất khó để thực hiện được ổn thỏa. Vậy Hà Tĩnh đã làm những gì để “gỡ” khó?

Một hội nghị lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập ở Hà Tĩnh.

Tinh gọn từ thôn

Năm 2012, Hà Tĩnh đã bắt tay vào công cuộc sáp nhập thôn, xóm theo Nghị quyết (NQ) Trung ương 6, khóa XII. Từ thực tiễn này, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã được trang bị nhiều bài học quý trong việc sáp nhập ĐVHC ở thôn, xóm, tổ dân phố, đơn vị sự nghiệp. Đặc biệt là việc sắp xếp tinh gọn đội ngũ cán bộ thôn vốn rất dày đặc.

Từ 2.780 thôn (năm 2012), đến nay Hà Tĩnh chỉ còn 2.007 thôn - giảm được 773 thôn. Đội ngũ cán bộ thôn xóm cũng được tinh giản đáng kể, giảm trên 24 nghìn cán bộ cốt cán ở thôn, xóm, tổ dân phố.

Sau khi sắp xếp, số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở Hà Tĩnh hiện nay chỉ còn 8 người, trong khi đó xã loại 1 theo quy định của Nghị định 34-NĐ-CP là 14 người. Riêng đối với những xã khó khăn, do không bố trí được người kiêm nhiệm các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thì bố trí tối đa không quá 9 người. Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII đến nay, Hà Tĩnh đã giảm 981/3.486 người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

Là người sát sao trong việc sáp nhập thôn, xóm, ông Nguyễn Đình Thành- Bí thư Đảng ủy xã Tiến Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã khá thành thục với lộ trình sáp nhập. Đây cũng là xã sẽ sáp nhập với thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc). Thời điểm sáp nhập thôn, ông Thành làm Phó Bí thư Đảng ủy xã. Theo ông Thành, sáp nhập thôn khó hơn xã, quy trình phải làm chặt chẽ. “Làm đến khâu nào phải khóa triệt để ở khâu đó, phải coi trọng ý kiến cử tri, nhân dân, thực hiện tốt theo Quy chế dân chủ cơ sở sẽ tạo được sự đồng thuận cao trong mọi tầng lớp nhân dân”- ông Thành chia sẻ.

Đức Thọ là huyện tiên phong, thực hiện có hiệu quả việc sáp nhập thôn, xóm. Cách đây 5 năm, Đức Thọ có 243 thôn, nay chỉ còn 155 thôn, tức là giảm 88 thôn, tương đương cắt giảm 1.056 cán bộ bán chuyên trách ở thôn, xóm. Từ việc cắt giảm này, mỗi năm Đức Thọ tiết kiệm ngân sách trên 5 tỷ đồng, hiệu suất, hiệu quả công việc tăng lên đáng kể.

Huyện này đã áp dụng mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND huyện nhiều năm, các xã Tùng Ảnh, Đức La, Đức Thịnh, thị trấn Đức Thọ cũng thực hiện mô hình này. Các cơ quan có chức năng tương đồng tiến hành sáp nhập, như: Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra, Ban Tổ chức với Nội vụ, Văn phòng phục vụ chung.

Trao đổi với PV Đại Đoàn Kết, ông Võ Công Hàm- Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ chia sẻ, quá trình sáp nhập thôn, xóm và ĐVHC, huyện đã đúc rút được nhiều bài học quý để áp dụng trong quá trình sáp nhập xã. “Từ sáp nhập thôn, xóm, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức ĐVHC sự nghiệp, chúng tôi đã thực hiện nhiều bước đi tắt đón đầu cho việc sáp nhập xã. Đó là các chức danh đang thiếu cho kiêm nhiệm, không phát sinh thêm. Vận động được 97 vị bán chuyên trách cấp xã tự nguyện làm đơn xin nghỉ chế độ trước tuổi. Xây dựng phương án sử dụng cơ sở hạ tầng sau sáp nhập”- ông Hàm nói.

Hiệu quả từ hợp nhất chức danh

Không chỉ sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố mà các huyện trên địa bàn Hà Tĩnh cũng tiến hành hợp nhất trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị. Thí điểm mô hình Trưởng ban Tuyên giáo kiêm Trưởng ban Dân vận; Trưởng ban Dân vận gắn với Chủ tịch Ủy ban MTTQ ở những nơi có đủ điều kiện. Mô hình này đã khẳng định việc hợp nhất là việc làm đúng, có hiệu quả thiết thực. Từ kết quả đó, Hà Tĩnh đang tiếp tục cân nhắc để nhân rộng trên địa bàn của các huyện.

Đối với cấp tỉnh, đã giảm được 3 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy từ 20 đầu mối còn 17 đầu mối. Triển khai Văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy. Thí điểm hợp nhất Văn phòng Quốc hội, HĐND, UBND; các sở, ban, ngành, các đoàn thể chủ động tiến hành tinh giảm, sắp xếp bên trong nội bộ từng tổ chức, bình quân 1 sở giảm từ 1 đến 2 phòng.

Đến thời điểm này, tổng biên chế khối cơ quan nhà nước của Hà Tĩnh đã giảm 2.092 người. Tổng biên chế giao cho khối cơ quan Đảng, MTTQ, đoàn thể chính trị  - xã hội tỉnh Hà Tĩnh là 1.508 người; cuối năm 2018 hiện có 1.195 người, giảm 313 biên chế. Về cơ bản, Hà Tĩnh đã đạt tỷ lệ tinh giản biên chế và có những đơn vị đã vượt chỉ tiêu.

Khi thực hiện tinh giản biên chế, số lượng cán bộ ít nhưng chất lượng hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hơn. Có thể khẳng định, quá trình triển khai của Hà Tĩnh từ tỉnh đến huyện, xã đã được thực hiện đồng bộ, sâu sát.

Từ những kinh nghiệm thực tiễn đó, đầu năm 2019, Hà Tĩnh bắt đầu định hình lộ trình thực hiện NQ số 37 của Bộ Chính trị  và NQ 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách bài bản, chặt chẽ. Với tâm thế táo bạo, quyết liệt, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở Hà Tĩnh từng bước “mở khóa” và mỗi địa phương có cách làm sáng tạo quá trình sáp nhập xã.

Sau khi có chủ trương, NQ và các văn bản Trung ương được ban hành, Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, nghị quyết của Trung ương. Tỉnh chủ động xây dựng các phương án, đề án về sáp nhập ĐVHC khách quan, khoa học, với tinh thần quyết tâm cao. Nhưng không áp đặt cứng nhắc để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, đồng thời đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương.

Theo ông Hoàng Anh Đức - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, quá trình khảo sát, nắm tình hình nhân dân về chủ trương sáp nhập xã, huyện, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân cơ bản nắm được quan điểm, chủ trương, kế hoạch dự kiến sáp nhập các ĐVHC liên quan ở các địa phương, đơn vị. Đa phần cán bộ, đảng viên, công chức đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết thực hiện chủ trương sáp nhập ĐVHC cấp xã. Xác định rõ thái độ, trách nhiệm của việc quán triệt, tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo và gương mẫu tham gia tổ chức thực hiện. Đa số các tầng lớp nhân dân tỏ thái độ đồng thuận và tin tưởng với chủ trương, nghị quyết về thực hiện sáp nhập ĐVHC cấp xã.

Một lợi thế của Hà Tĩnh đó là hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất như hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, viễn thông được quan tâm đầu tư thỏa đáng, ngày càng hoàn thiện, công tác cải cách hành chính đạt nhiều kết quả tích cực…đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành, quản lý trên phạm vi rộng. Do đó, sau sắp xếp các ĐVHC cấp xã, công tác điều hành, quản lý của bộ máy sẽ ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Mặc dù có nhiều thuận lợi và đúc rút được những bài học quý giá nhưng sáp nhập xã, huyện là chủ trương lớn, thời gian thực hiện lại ít nên các địa phương ở Hà Tĩnh phải đối mặt với không ít khó khăn.

Theo ph ươ ng á n s p x ế p ĐVHC c p huy n, xã c a Hà Tĩnh giai đo n 2019-2021, s l ượ ng các ĐVHC c p xã trong giai đo n 2019-2021 th c hi n s p x ế p l n 80/262 ĐVHC c p xã (chi ế m 30,5%), gi m 46 xã. Trong đó có m t s ĐVHC gi m nhi u nh ư Đ c Th gi m 12 xã, Th ch Hà gi m 9 xã, H ươ ng S ơ n gi m 7 xã, Can L c gi m 5 xã, C m Xuyên gi m 4 xã). Ch ư a s p x ế p th xã H ng Lĩnh trong giai đo n này.

(Còn nữa)

Hạnh Nguyên- Báo Đại Đoàn kết



Ý kiến bạn đọc