Đánh giá tổng thể giống lúa triển vọng, bổ sung vào bộ giống chủ lực của Hà Tĩnh

17:58 27/02/2020

Sáng 22/4, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đã đi kiểm tra một số mô hình sản xuất lúa chất lượng cao tại Can Lộc, Đức Thọ (Hà Tĩnh). Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn kiểm tra mô hình trồng 21 ha giống lúa Thái Xuyên 111 tại xã Xuân Lộc (Can Lộc)...

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và đoàn đã trực tiếp đến kiểm tra mô hình sản xuất lúa Thái Xuyên 111, TBR 279, Phúc Thái 168 của Tập đoàn Thái Bình Seed tại các xã: Xuân Lộc, Trung Lộc (Can Lộc), Trường Sơn (Đức Thọ)

Hiện nay, giống lúa Thái Xuyên 111 đang được sản xuất trình diễn tại Hà Tĩnh với diện tích hơn 767 ha, tập trung chủ yếu ở Đức Thọ (437,67 ha), Hương Sơn (208 ha) còn lại là Nghi Xuân, Can Lộc và Lộc Hà. Đối với giống TBR 279, vụ xuân 2019 là vụ thứ 3 Thái Bình Seed đưa vào Hà Tĩnh. Giống lúa thích hợp đất vàn, vàn cao, yêu cầu thâm canh, chủ động nước. Vụ xuân 2019, giống này được gieo cấy ở Tùng Lộc, Trung Lộc (Can Lộc).

...và giống TBR 279 tại xã Trung Lộc (Can Lộc)

Qua đánh giá, các mô hình đã đáp ứng được các điều kiện sản xuất của Hà Tĩnh như: Thời gian sinh trưởng khoảng 115-120 ngày (đối với giống Thái Xuyên 111) và 100- 105 ngày đối với giống TBR 279. Năng suất giống TBR 279 ước đạt bình quân 68 -72 tạ/ha và Thái Xuyên 111 (58-60 tạ/ha). Cả hai giống có triển vọng bổ sung vào bộ giống chủ lực, đặc biệt phù hợp với những tập quán thâm canh cao như Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Tuy nhiên, cả hai loại giống này nhiễm sâu cuốn lá vào cuối vụ.

Bí thư Tỉnh ủy lắng nghe quy trình sản xuất của nông dân trong việc tiếp cận giống lúa mới

...và kiểm tra mô hình sản xuất giống TBR 279 tại xã Trường Sơn (Đức Thọ)

Làm việc tại Huyện ủy Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định, Hà Tĩnh luôn rộng cửa với các loại giống mới, có nhiều ưu điểm về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, nhằm giúp bà con nông dân được tiếp cận với các loại giống lúa mới, quy trình kỹ thuật hiện đại; đồng thời, giúp thay đổi diện mạo sản xuất lúa gạo ở địa phương.

Tích tụ ruộng đất, gắn kết doanh nghiệp và nông dân là tất yếu. Tập đoàn Thái Bình Seed cần thực hiện liên kết sản xuất, trong đó HTX là đầu mối liên kết với doanh nghiệp từ giống, quy trình sản xuất đến bao tiêu sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nông dân.

Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Sản xuất cánh đồng lớn, tích tụ ruộng đất là quy trình tất yếu. Trong đó, HTX là đầu mối liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi khép kín

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Sở NN&PTNT đánh giá cụ thể các loại giống của Tập đoàn Thái Bình Seed đang sản xuất trên địa bàn Hà Tĩnh; đánh giá những ưu điểm, sự phù hợp về điều kiện sản xuất, thời gian sinh trưởng, tình hình sâu bệnh, hiệu quả kinh tế và triển vọng bổ sung vào bộ giống chủ lực của tỉnh.

Theo BHT



Ý kiến bạn đọc