PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÁC NGHỊ QUYẾT VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

11:36 16/01/2020

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCHTW Đảng (khoá X); Nghị quyết số 08-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh (khoá XVI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, 5 năm qua MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh đã tập trung tuyên truyền vận động, phát huy quyền làm chủ của người dân, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện Nghị quyết, bước đầu thu được kết quả to lớn, toàn diện trên tất cả các mặt.

Bùi Nhân Sâm

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCHTW Đảng (khoá X); Nghị quyết số 08-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh (khoá XVI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, 5 năm qua MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh đã tập trung tuyên truyền vận động, phát huy quyền làm chủ của người dân, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện Nghị quyết, bước đầu thu được kết quả to lớn, toàn diện trên tất cả các mặt.

Nổi bật là, MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã nhận thức sâu sắc, ý nghĩa tầm quan trọng của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương, các Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ và Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh uỷ, chương trình hành động của UBND tỉnh; ban hành chương trình phối hợp thống nhất hành động trong hệ thống MTTQ và các tổ chức thành viên huy động tất cả các lực lượng trong cộng đồng chung tay xây dựng nông thôn mới. MTTQ các cấp đã tập trung tuyên truyền và tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể của người dân bằng nhiều nội dung, hình thức, phong phú và đa dạng. Tổ chức 30 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp; tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền về nội dung, cơ chế, tiêu chí, lộ trình, cách thức xây dựng nông thôn mới ngay tại cộng đồng dân cư; khảo sát, nắm chắc tỷ lệ hộ đói nghèo, số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần hỗ trợ, giúp đỡ về nhà ở. Định hướng, phân công các tổ chức thành viên nhận đỡ đầu các xã điểm về xây dựng nông thôn mới, trong đó MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh nhận đỡ đầu 12 xã, 5 xã do MTTQ và các  đoàn thể cấp huyện nhận đỡ đầu, các xã hỗ trợ giúp đỡ 102 khu dân cư điểm về văn hoá - nông thôn mới, vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ nhân dân xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng...

Hưởng ứng phong trào “C tỉnh c hung sức xây dựng nông thôn mới” , MTTQ các cấp trong tỉnh đã tích cực phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương về xây dựng nông thôn mới đến các tầng lớp nhân dân, làm chuyển biến về nhận thức; vận động các nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước xây dựng nông thôn mới, (đô thị văn minh). Tổng nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trong 3 năm qua ước đạt 23.000 tỷ đồng. Từ 2010 đến nay, MTTQ các cấp phối hợp vận động được 45.353 hộ dân tự nguyện hiến 4.116.935 m 2 đất để cứng hóa 3.120,6 km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa 274,5 km kênh mương nội đồng; xây dựng mới 54 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 315 nhà văn hóa và khu thể thao thôn; nâng cấp, sữa chữa 189 trường học các cấp đạt chuẩn; 97,7% trạm y tế được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, 88,1% số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; đóng góp hàng trăm ngàn ngày công lao động giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và các hỗ trợ khác quy ra tiền giá trị trên 1.737 tỷ đồng, chiếm 7,5% tổng giá trị. Toàn tỉnh đã có 84 đơn vị đỡ đầu 106 xã; 225 đơn vị, tổ chức, cá nhân tài trợ cho 96 xã...Tổng kinh phí các tổ chức, cá nhân đã tài trợ cho các xã xây dựng nông thôn mới là 329 tỷ đồng.

Toàn dân tham gia phát quang hành lang an toàn giao thông nông thôn

Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội tiếp tục MTTQ các cấp phối hợp thực hiện có hiệu quả. Trong 5 năm qua, Quỹ “ người nghèo ” các cấp vận động được trên 171 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ “Vì người  nghèo” các cấp, đã kịp thời hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa 17.407 nhà “ Đại đoàn kết ” với số tiền trên 121 tỷ đồng, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó học giỏi, người nghèo khám, chữa bệnh, hỗ trợ phát triển sản xuất… với số tiền trên 19 tỷ đồng... đã góp phần xoá được hộ đói, giảm hộ nghèo trên phạm vi toàn tỉnh...

Đến nay, toàn tỉnh có 34% làng, 85% khối phố đạt danh hiệu văn hoá; 72,7% gia đình được công nhận "Gia đình văn hóa" , 18,6% gia đình thể thao; đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 97%, trong đó mức độ 2 đạt 40,8%. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng được quan tâm và phát triển mạnh mẽ; các điểm vui chơi, hội họp ở KDC đã được chú ý và từng bước đầu tư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đã có 99,2% khu dân cư có nhà văn hóa, nơi hội họp đảm bảo theo quy định. Toàn tỉnh có 2.386 các loại hình câu lạc bộ và đội văn nghệ quần chúng với nhiều hình thức khác nhau và hoạt động có hiệu quả.

Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp quan tâm, chỉ đạo và phát triển mạnh ở nhiều địa phương, cơ sở và dòng họ. 5 năm qua đã huy động được 87 tỷ đồng, trao tặng hơn 320 ngàn lượt giáo viên và học sinh vươn lên học tốt và dạy tốt. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế cộng đồng ngày càng được chú trọng. Công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, không để xảy ra ổ dịch lớn trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ hộ cận nghèo tham gia BHYT đạt 100%, tỷ lệ BHYT toàn dân đạt 65%. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 314 mô hình “ CLB không sinh con thứ 3” với 11.960 thành viên tham gia , 1.014 khu dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên.

MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tích cực vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua “Xây dựng khu dân cư 3 không”; xây dựng và duy trì các mô hình “khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” , hoạt động các tổ tự quản vệ sinh môi trường tại các khu dân cư; nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, toàn tỉnh có 846 thôn có Tổ tự quản vệ sinh môi trường, 1.174 thôn có điểm tập kết, bãi chôn lấp rác thải; xây dựng 4.182 bể Biogas... Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của 262 Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, 5.640 tổ liên gia, 3.710 tổ hoà giải ở các khu dân cư, trong 5 năm đã tổ chức tập huấn 51 cuộc thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư cộng đồng cho các thành viên Các Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Đã tập trung giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; quản lý đất đai, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; thực hiện chính sách xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Tham gia giám sát 5.729 cuộc; kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 6.331 vụ việc, 4.297 vụ việc được các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý; kiến nghị UBND cùng cấp xử lý 1.427 công trình có dấu hiệu vi phạm, thu hồi về cho Nhà nước hàng tỷ đồng.

Có thể khẳng định sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW và Nghị quyết  08-NQ/TU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Hà Tĩnh đã thu được kết quả toàn diện. Kết quả đó có sự đóng góp hết sức tích cực, và hiệu quả của MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, sửa chữa kịp thời: Công tác tuyên truyền của MTTQ và các tổ chức thành viên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với các tầng lớp nhân dân chưa tốt; người dân còn có biểu hiện trông chờ, ỷ lại, chưa nhận thức đầy đủ vai trò dân là chủ và dân làm chủ. Việc tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện các chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thật sâu, chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng một số phong trào chưa thật sự rõ nét; công tác giám sát, phản biện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân còn hạn chế... Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, huy động cả hệ thống chính trị và phát huy vai trò của người dân tham gia thực hiện nghị quyết nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong thời gian tới cần tâp trung:

Thứ nhất , tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, hành vi của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai , cần tiếp tục kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, giảm tối đa các khâu, thủ tục nhằm hỗ trợ người dân dễ tiếp cận chính sách; quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá ở cơ sở như nhà văn hoá khu dân cư, hệ thống truyền thanh ở cơ sở, nhất là ở các xã khó khăn, vùng đồng bào có đạo.

Ba là , phát huy dân chủ, tạo điều kiện để người dân tham gia tích cực vào việc thực hiện Nghị quyết “tam nông”. Nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, thực hiện tốt Pháp lệnh 34 về dân chủ xã, phường, thị trấn.

B.N.S



Ý kiến bạn đọc