Sức lan tỏa qua 20 năm tổ chức Này hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở huyện Cẩm Xuyên

10:27 02/06/2023

Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW ngày 1/8/2003 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc" trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên đã tạo ra những cơ sở vững chắc để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngày hội là dịp để ôn lại lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết của dân tộc; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc; khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc ta được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử; phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, đã góp phần tạo sự đồng thuận của Nhân dân địa phương trong xây dựng và phát triển quê hương, đất nước, như tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở; thực hiện nếp sống văn minh; xây dựng cơ sở hạ tầng; thực hiện các hoạt động an sinh xã hội... Những năm qua, trên địa bàn huyện đã xây dựng 1.350 ngôi nhà đại đoàn kết, trị giá trên 67,5 tỷ đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất tạo sinh kế cho 2.800 hộ với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng. Đến nay huyện đã đạt nông thôn mới, đang xây dưng huyện nông thôn mới nâng cao; có 1 xã đạt nông thôn mới kiễu mẫu, 4 xã đạt nông thôn mới nâng cao, trên 85 % thôn đạt thôn nông thôn mới kiếu mẫu và hiện nay đang đề nghị công nhận 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 03 xã nông thôn mới nâng cao.

Ủy ban MTTQ huyện Cẩm Xuyên tổ chức khánh thành nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Nhân dân đoàn kết, chung sức xây dựng nông thôn mới

Ngày hội đại đoàn kết đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục và tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong mỗi cộng đồng; phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt các phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng gia đình văn hóa”, xây dựng gia đình điển hình “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”…; đấu tranh chống lại các hủ tục lạc hậu: mê tín, dị đoan, rượu chè bê tha, cờ bạc, trộm cắp, đánh bạc…Đã huy động được sức mạnh Nhân dân trong việc xây dựng, bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa của đất nước, quê hương; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Đoàn kết là giá trị xuyên suốt trong quá trình tổ chức Ngày hội, truyền thống trọng nhân nghĩa, hiếu học, nhân ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn; kính trên nhường dưới, trọng người cao tuổi….là những nét đẹp văn hóa, thuần phong mỹ tục được phát huy; tính gắn kết cộng đồng, vai trò tự quản, trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong xây dựng cộng đồng dân cư văn hóa. Những năm gần đây cùng với sự hỗ trợ của trên đã xây dưng được 13 nhà Văn hóa cộng đồng - Ngôi nhà trí tuệ, đây là một mô hình sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư với nhiều nội dung hoạt động phong phú thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia và hưởng thụ văn hóa. Có thể nói, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ đem đến niềm vui trong hoạt động văn hóa, văn nghệ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố khối đoàn kết các dân tộc, gắn kết tình làng nghĩa xóm, tối lửa, tắt đèn có nhau và động viên, khuyến khích mọi người dân phát huy ý chí tự lực tự cường, khơi dậy ý chí khát vọng vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng quê hương không ngừng phát triển.

L ra mắt Ngôi nhà trí tuệ Trường THCS thôn Đại Thành, huyện Cẩm Xuyên

Thông qua tổ chức ngày hội, đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò chủ thể của Nhân dân đối với việc thực hiện các nhiệm vụ cũng như sự phát triển của địa phương; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, theo Phương châm “Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân Kiểm tra - Dân thụ hưởng”. Nhân dân đã tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do các cấp, các ngành phát động. Từ trong các phong trào thi đua yêu nước, đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nhau về vốn, giống cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân. Phát huy truyền thống hiếu học, phát triển sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chăm lo đời sống các gia đình chính sách; thực hiện tốt các chính sách, bảo đảm an sinh xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Kết quả 20 năm qua, kinh tế xã hội địa phương tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm, đến năm 2022 đạt 47,89 triệu/người; có 43/64 trường đạt chuẩn quốc gia mức 1 và 2 (đạt tỷ lệ 67%); tỷ lệ gia đình văn hóa 92,2%, gia đình thể thao 45,5%; số thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa: 205/210 bằng 97,6%; 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư và có nhiều tiến bộ. Có thể nói, Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư trên địa bàn huyện được tổ chức rộng khắp và đi vào chiều sâu, trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng dân cư, hướng đến từng gia đình và mỗi người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các nội dung của cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Qua 20 năm tổ chức ngày hội, các khu dân cư đã biểu dương, khen thưởng 16.302 tập thể và 27.200 hộ gia đình tiêu biểu, có nhiều thành tích đóng góp trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo tình hình an ninh trật tự ở địa phương.

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên trao Giấy khen của UBND huyện cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 20 năm tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn huyện luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cả hệ thống chính trị vào cuộc, mà Mặt trận Tổ quốc và các ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố là nòng cốt, được đông đảo Nhân dân đồng tình hưởng ứng, có sức lan tỏa cao và thu được nhiều kết quả có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc; tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội ngày một phát huy; khơi dậy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tình làng nghĩa xóm”, “Không để ai bị bỏ lại phía sau”…; góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của Nhân dân, không ngừng thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển và trở thành vùng quê đáng sống, để người đi xa luôn nhớ về.

Trong thời gian tới, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, UB MTTQ Việt Nam huyện Cẩm Xuyên tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc để Ngày hội thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng là Ngày hội của toàn dân; góp phần xây dựng, cũng cố vững chắc khối đại đoàn kết, tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc./.

Nguyễn Mai, Ủy ban MTTQ huyện Cẩm Xuyên.



Ý kiến bạn đọc